Hotline: 077.8888.677   118 Sp  

Tin tức

Báo Mỹ lý giải tại sao Trầm hương của Việt Nam đắt giá

Ngày: 06/07/2022
Báo Mỹ lý giải tại sao Trầm hương của Việt Nam đắt giá

Trong suốt hàng ngàn năm qua, Trầm hương được biết tới là "Thiên mộc" - Gỗ của Trời. Trầm hương thượng hạng có giá lên tới 100.000 USD/kg (tương đương hơn 2,3 tỷ đồng). Mức giá này khiến Trầm hương trở thành một trong những nguyên liệu đắt nhất trên thế giới. 

Để cây dó bầu sinh ra được Trầm hương thì trước hết nó phải bị thương (nhiễm nấm). Vậy quá trình này diễn ra như thế nào? Trầm hương dùng để làm gì? Điều gì làm cho nó có giá trị đến vậy?

Cây dó bầu (Aquilaria Crassna) là một loài cây có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Trước khi cây bị tổn thương, phần nhựa khỏe mạnh bên trong cây có màu nhạt, không mùi và không có giá trị. Tuy nhiên trong tự nhiên có nhiều yếu tố bên ngoài tác động tới cây. Ví dụ như các loài động vật ăn cỏ khi đi qua húc vào thân gây nên sự thương tổn dẫn đến sự phát triển của một loại nấm bên trong cây, được gọi là Phialophora parasitica. Tiếp đó kiến đục lỗ trên thân cây, trong lúc trú ngụ sẽ đem vào vi sinh vật hoặc vi khuẩn. Sau đó tiết ra các dịch vào nơi chúng ở, cũng chính là lỗ hổng - nơi thương tổn của cây. Cách bảo vệ của cây dó bầu trước những vết thương này là tạo ra một loại nhựa thơm gọi là tinh dầu, có màu tối và ẩm, bao lại những lỗ ấy. Qua một vài năm tinh dầu từ từ thấm vào thân gỗ và tạo ra Trầm hương. 

Trầm miếng thu được sau khi trải qua các quá trình đẽo - phá - tỉa - gạn

Trầm hương sau khi được thu hoạch sẽ trải qua quá trình tỉa là loại bỏ đi phần gỗ xung quanh không tích trầm. Công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn mất hàng giờ đồng hồ để thu được miếng gỗ chứa nhiều tinh dầu hay còn gọi là Trầm miếng phải làm hoàn toàn thủ công. Trầm miếng thường được sử dùng làm hương liệu nhất là ở Trung Đông, nơi chúng được đốt cháy như một biểu tượng của lòng hiếu khách. Ngoài ra trầm còn được xông tẩm vào quần áo, lễ phục như một loại nước hoa.

Trầm hương trở thành nguyên liệu xuất hiện trong những dòng nước hoa đắt tiền mang lại hương thơm ấm áp. 

Ngày nay, các giống cây dó bầu đang được xếp vào nhóm cực kỳ nguy cấp. Các chuyên gia ước tính số lượng cây dó bầu trên thế giới đã sụt giảm 80% trong vòng 150 năm qua. Ước tính chỉ có khoảng 2% cây dó bầu tự nhiên bị nhiễm nấm hoàn toàn sinh ra Trầm hương. Đồng nghĩa với việc đi tìm Trầm hương tự nhiên ngày càng trở nên khó khăn và gian nan. Thông thường một tốp khoảng 5-10 người đi vào rừng 15-20 ngày để tìm trầm. Nếu may mắn tìm thấy thì sẽ về sớm hơn dự kiến. Nhưng hầu hết đều trở về tay không. Bởi trầm tự nhiên trong rừng ngày càng khan hiếm do người dân khai thác cạn kiệt.

Vì Trầm hương tự nhiên gần như không còn nên tại một số đồn điền lâm nghiệp, dung dịch vi sinh được cấy nhân tạo vào cây dó bầu để tạo ra loại nhựa quý giá. So với trầm tự nhiên thì trầm nhân tạo có giá thành thấp hơn nhưng vẫn có giá trị lớn vì quá trình tạo ra trầm đòi hòi thời gian lâu.

Trầm hương được mô tả như một sản vật của sự giàu có và sang trọng trong những văn tự cổ xưa nhất trên thế giới như Kinh tiếng Phạn, xuất hiện từ khoảng 1400 năm trước Công nguyên. Hương trầm được đánh giá cao trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo xuyên suốt lịch sử. 

Trầm hương Kinh Niết Bàn Phật giáo

Trong Kinh Niết Bàn (Mahazana Mahaparinirvana Sutra A), Trầm hương được đề cập đến như một loại "Thiên mộc" - Gỗ của Trời, sử dụng trong việc hỏa táng Đức Phật

Trầm hương Kinh Tân Ước (John 19.39) Thiên Chúa giáo

Trong Kinh Tân Ước (John 19.39), cơ thể của Chúa Giê-su được xức bằng hỗn hợp của Trầm hương và thảo dược sau khi ngài bị đóng đinh

Trầm hương kinh sách Hồi giáo (Sahih al-Bukhari - Hadith 544)

Trong Kinh sách Hồi giáo (Sahih al-Bukhari - Hadith 544), mô tả về Thiên đường của sứ giả Allah có nhắc đến việc đốt trầm làm hương

Thị trường quốc tế của Trầm hương ước tính có giá trị vào khoảng 32 tỷ USD. Khi Trầm hương ngày càng trở nên phổ biến, nhu cầu đối với Trầm hương tăng nhanh không chỉ đẩy giá lên cao mà còn thúc đẩy hoạt động sản xuất Trầm hương nhân tạo. Ước tính đến cuối năm 2029, thị trường này sẽ có giá trị lên tới 64 tỷ USD.  

Hotline: 077.8888.677
 Hotline: 077.8888.677